Wednesday, January 22, 2025

Trung Quốc có kế hoạch treo một lá cờ trên Mặt Trăng vào năm 2026 và lá cờ này chắc chắn sẽ bay được!

Share

Có một thuyết âm mưu khá nổi tiếng về việc các phi hành gia hạ cánh và cắm cờ trên Mặt Trăng , đó là làm thế nào một lá cờ được cắm trên Mặt Trăng lại có thể tung bay phấp phới khi không có khí quyển và gió trên Mặt Trăng ?

Nhưng trên thực tế, điều này từ lâu đã được các chuyên gia và các thí nghiệm đơn giản chứng minh được rằng những “gợn sóng” của lá cờ trên Mặt Trăng giống như đang tung bay trước gió thực chất được hình thành từ việc các phi hành gia xoắn chúng vào cột cờ và để lại các nếp nhăn trên vải.

Nhưng nếu bạn muốn cắm một lá cờ trên Mặt Trăng và để nó ở đó thì những “gợn sóng” này cũng sẽ dần biến mất theo thời gian. Cũng chính bởi lẽ đó mà Trung Quốc đã tìm ra một cách khá thú vị để những lá cờ có thể tung bay trong thời gian dài trên Mặt Trăng , đó thông qua sự tương tác của các trường điện từ.

Trung Quốc có kế hoạch treo một lá cờ trên Mặt Trăng vào năm 2026 và lá cờ này chắc chắn sẽ bay được!- Ảnh 1.

Dự kiến vào năm 2026, Trung Quốc sẽ thực hiện sứ mệnh Chang’e-7, một bước tiến quan trọng trong việc khám phá Mặt Trăng . Mục tiêu chính của sứ mệnh này là cực Nam của Mặt Trăng , một khu vực được cho là chứa băng nước vĩnh cửu trong các miệng núi lửa tối.

Việc tìm thấy băng nước sẽ mở ra nhiều khả năng như xây dựng căn cứ tự duy trì, sản xuất nhiên liệu cho các chuyến bay vũ trụ dài ngày và cung cấp nước cho các phi hành gia trong tương lai, đóng vai trò là bệ phóng cho các sứ mệnh không gian sâu hơn và nâng cao hiểu biết của chúng ta về việc sử dụng tài nguyên ngoài Trái Đất. Và trong sứ mệnh này, Trung Quốc cũng sẽ cắm một lá cờ để chứng minh sự hiện diện của mình trên Mặt Trăng .

Để thực hiện sứ mệnh này, Trung Quốc sẽ phóng một tàu vũ trụ mang theo nhiều thiết bị hiện đại, bao gồm tàu quỹ đạo, tàu đổ bộ, tàu thăm dò và tàu thăm dò mini. Các thiết bị này sẽ giúp thu thập dữ liệu, phân tích mẫu vật và khám phá địa hình của cực Nam Mặt Trăng .

Sứ mệnh này là một phần của Chương trình Thám hiểm Mặt Trăng rộng lớn hơn của Trung Quốc, bắt đầu với các tàu quỹ đạo (Chang’e-1, Chang’e-2), mở rộng sang thăm dò bề mặt (Chang’e-3, Chang’e-4) và tiến tới trả lại mẫu Mặt Trăng (Chang’e-5, Chang’e-6). Nó đánh dấu một bước quan trọng hướng tới việc xây dựng một trạm nghiên cứu robot và tạo điều kiện thuận lợi cho các sứ mệnh Mặt Trăng có phi hành đoàn vào những năm 2030.

Trung Quốc có kế hoạch treo một lá cờ trên Mặt Trăng vào năm 2026 và lá cờ này chắc chắn sẽ bay được!- Ảnh 2.

“Chúng ta biết rằng Mặt Trăng là môi trường gần như chân không, hoàn toàn không có không khí, vì vậy rất khó để làm cho một lá cờ tung bay theo gió như trên Trái Đất”, Zhang Tianzhu, phó giám đốc viện công nghệ tương lai tại Phòng thí nghiệm Thám hiểm Không gian Sâu Trung Quốc cho biết.

Theo đó, các nhà khoa học Trung Quốc đã tìm ra một giải pháp sáng tạo để khiến cho lá cờ có thể “tung bay”: bố trí dây trên bề mặt cờ và móc chúng bằng dòng điện. Điều này sẽ làm cho lá cờ tung bay thông qua sự tương tác của trường điện từ. Nếu nó hoạt động, thì đây sẽ là lá cờ đầu tiên thực sự tung bay lâu dài trên bề mặt Mặt Trăng .

Mặc dù đây là một mục tiêu thú vị, nhưng mục tiêu chính của sứ mệnh Chang’e-7 vẫn là tìm kiếm băng nước ở cực Nam của Mặt Trăng . Nếu thành công, phát hiện này sẽ mở ra những khả năng mới cho việc xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng và nghiên cứu không gian sâu hơn.

“Mục tiêu của chúng tôi là thiết lập một cơ sở thí nghiệm khoa học toàn diện bền vững và có thể mở rộng trên bề mặt Mặt Trăng và trên quỹ đạo Mặt Trăng , có khả năng hoạt động tự động lâu dài, có thể cho phép sự có mặt của con người trong ngắn hạn, và về cơ bảnm mục tiêu quan trọng nhất là xây dựng một Trạm Nghiên cứu Mặt Trăng Quốc tế vào khoảng năm 2035″, Zhang nói.

Trung Quốc có kế hoạch treo một lá cờ trên Mặt Trăng vào năm 2026 và lá cờ này chắc chắn sẽ bay được!- Ảnh 3.

Nước trên Mặt Trăng đóng vai trò quan trọng đối với các cơ sở nghiên cứu không gian, cung cấp nguồn lực thiết yếu để duy trì sự sống và hỗ trợ khám phá. Nước có thể được phân tách thành hydro và oxy, tạo ra khí thở và nhiên liệu cho tên lửa, giúp giảm chi phí của các nhiệm vụ tiếp tế từ Trái Đất. Đồng thời, nước còn là yếu tố cần thiết cho việc uống, trồng trọt thực phẩm và vệ sinh, mở ra tiềm năng cho các sứ mệnh cư trú lâu dài trên vệ tinh tự nhiên này.

Tuy nhiên, mục tiêu không chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm nước. Nhiệm vụ Chang’e-7 của Trung Quốc bao gồm 21 trọng tải, trong đó có sự đóng góp của sáu tổ chức quốc tế. Những thiết bị tiên tiến như máy ảnh, quang phổ và các công cụ giám sát thời tiết trên tàu thăm dò được thiết kế để nâng cao hiểu biết về tài nguyên Mặt Trăng. Những phát hiện này không chỉ làm rõ tiềm năng sử dụng tài nguyên cho các sứ mệnh thám hiểm mà còn hỗ trợ kế hoạch thiết lập sự hiện diện lâu dài của con người trên Mặt Trăng trong tương lai.

Dự kiến, tàu Chang’e-7 sẽ được phóng vào năm 2026 bằng tên lửa Long March 5 từ Trung tâm phóng vệ tinh Wenchang, nằm trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Trong khi đó, NASA cũng đang triển khai chương trình Artemis với mục tiêu tương tự: thiết lập sự hiện diện bền vững của con người trên Mặt Trăng. Tất cả những hoạt động này đang diễn ra dưới biểu tượng của các cường quốc không gian, thể hiện quyết tâm khám phá và chinh phục vũ trụ.

Read more

Local News