Saturday, February 15, 2025

Lo sợ tiểu hành tinh va chạm Trái Đất, cơ quan Trung Quốc gấp rút đăng tin tuyển chuyên gia lên mạng xã hội

Share

Lo sợ tiểu hành tinh va chạm Trái Đất, cơ quan Trung Quốc gấp rút đăng tin tuyển chuyên gia lên mạng xã hội- Ảnh 1.

Lo sợ thiên thạch đâm xuống Trái Đất, chính quyền Trung Quốc thành lập một đội “phòng vệ hành tinh” nhằm đối phó với những mối đe dọa tới từ không gian. Theo tờ South China Morning Post, Cục Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp Quốc phòng của Bắc Kinh đã bắt đầu tuyển dụng nhân sự cho đội ngũ mới.

Nỗ lực của người Hoa xuất phát từ một lý do cụ thể: cuối tuần trước, Cơ quan Không gian Châu Âu khẳng định nguy cơ thiên thạch 2024 YR4 va chạm với Trái Đất vào năm 2032 là 2,2%, khiến thiên thể này ngay lập tức leo lên “top” bảng xếp hạng những mối nguy tới từ ngoài Trái Đất.

Theo nhận định từ NASA, 2024 YR4 là vật thể gần Trái Đất đáng quan ngại. Tuy tỷ lệ va chạm không cao, nhưng các cơ quan hàng không vũ trụ khắp thế giới đang từng bước chuẩn bị phương án đối phó.

Lo sợ tiểu hành tinh va chạm Trái Đất, cơ quan Trung Quốc gấp rút đăng tin tuyển chuyên gia lên mạng xã hội- Ảnh 2.

Quỹ đạo dự kiến của 2024 YR

Theo thông tin tuyển dụng đăng trên WeChat, Cục Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp Quốc phòng đang tìm kiếm ba vị trí, tập trung vào theo dõi lộ trình thiên thạch cũng như phát triển những hệ thống cảnh báo sớm.

Thiên thạch 2024 YR4 có đường kính ước tính từ 40-90 mét, được Viện Thiên văn trực thuộc Đại học Hawaii phát hiện ra vào cuối năm 2024. Ngay sau khi thông tin này được công bố, cơ quan có trụ sở Bắc Kinh ngay lập tức đăng tin tuyển dụng.

Tính toán cho hay thiên thạch sẽ tiếp cận Trái Đất vào năm 2032. Hiện các cơ quan thiên văn học toàn cầu đang theo dõi sát sao 2024 YR4, đồng thời đề xuất những phương án đối phó phù hợp. Có nơi đề xuất sử dụng vũ khí hạt nhân để làm chệch quỹ đạo của thiên thể; một phương án khác nữa là đâm tàu xuống bề mặt 2024 YR4, qua đó khiến nó đổi hướng.

Lo sợ tiểu hành tinh va chạm Trái Đất, cơ quan Trung Quốc gấp rút đăng tin tuyển chuyên gia lên mạng xã hội- Ảnh 3.

NASA từng thử nghiệm thành công dự án “đánh chặn” tiểu hành tinh – Hình minh họa: NASA.

Phương pháp thứ hai vừa nêu đã được thử nghiệm thành công trước đó. Dự án Thử nghiệm Tái định hướng Thiên thạch Đôi (DART) của NASA đã thành công hồi 2022, khi đâm tàu xuống bề mặt thiên thạch và qua đó khiến nó đổi hướng. Theo thông tin từ The Economist, cơ quan Trung Quốc đã lên kế hoạch cho một dự án tương tự DART.

Tại sao 2024 YR4 lại thu hút nhiều sự chú ý?

Theo lời của nhà báo khoa học Robin George Andrew, thì hành lang va chạm của 2024 YR4 vẫn quá rộng (ý nói thiếu dữ liệu về quỹ đạo, kích thước, góc tiếp cận, v.v… của thiên thạch) và tỷ lệ va chạm vẫn quá thấp để chúng ta phải để tâm toàn phần. Tuy nhiên, cẩn tắc vô áy náy.

Lo sợ tiểu hành tinh va chạm Trái Đất, cơ quan Trung Quốc gấp rút đăng tin tuyển chuyên gia lên mạng xã hội- Ảnh 4.

Hình minh họa một hố va chạm của thiên thạch.

Mức độ thiệt hại chủ yếu phụ thuộc vào kích thước của tiểu hành tinh, góc va chạm và vị trí rơi… Nếu nó rơi xuống một vùng sa mạc thưa thớt hoặc giữa đại dương, ngay cả khi tiểu hành tinh [có kích cỡ lớn], nó cũng sẽ không gây hại. Nhưng nếu va chạm trực tiếp vào một thành phố, hậu quả sẽ giống như một quả nổ bom hạt nhân”, ông Andrew viết.

Một tiểu hành tinh cỡ 40m (thuộc nhóm nhỏ) sẽ không chạm tới mặt đất mà sẽ phát nổ giữa không trung, tạo ra một sóng xung kích đủ mạnh để quật ngã các tòa nhà và con người, gây thương vong lớn. Trong khi đó, một tiểu hành tinh 90m (thuộc nhóm lớn hơn) có thể chạm đến mặt đất, tạo ra một hố va chạm và phát ra sóng xung kích mạnh, đủ sức làm hại con người trong phạm vi nhiều dặm do áp lực gây tổn thương nội tạng. Những người và tòa nhà ở xa hơn sẽ bị hất văng dữ dội”.

Read more

Local News